Tiểu sử giọng ca Minh Cảnh sẽ được tóm tắt chi tiết ở bài viết dưới đây, từ cuộc đời, sự nghiệp đến gia đình ông. Cùng Thế Giới Nghệ Sĩ theo dõi nhé!
1. Tiểu sử giọng ca Minh Cảnh – Bao nhiêu tuổi
- Tên thật: Nguyễn Văn Cảnh
- Sinh năm: 1937
- Ông sinh ra trong gia đình nghệ thuật tại Chợ Lớn.
2. Sự nghiệp tiếng ca Minh Cảnh
Năm 1959, vốn mê hát cải lương, Minh Cảnh đã được ông Hai Sĩ dạy ca vọng cổ. Sau đó được nghệ sĩ vĩ cầm Văn Được hướng dẫn ca tài tử ở Đài Phát Thanh.
Năm 1960, ông được nghệ sĩ Văn Được và nhạc sĩ đàn cò Ngọc Sáu giới thiệu với bầu Long để theo hát ở đoàn Kim Chung. Trong thời gian này Minh Cảnh được nhạc sĩ Bảy Trạch dạy thêm nhiều làn điệu, rồi được ra sân khấu trong các vở: Người nghệ sĩ mù đất Hà Tiên, Phù Kiều Trường Hận, Tiếng cười Bao Tự, Tuyết Phủ Chiều Đông, Chiều thu sầu ly biệt…
Năm 1961, nghệ sĩ Minh Cảnh nổi danh với bài vọng cổ “Tu là cội phúc” của soạn giả Viễn Châu và bắt đầu được mời thu đĩa ở hãng Asia, các làn điệu vọng cổ của soạn giả Viễn Châu như: Võ Đông Sơ, Lương Sơn Bá, Mưa trên phố Huế, Sầu vương ý nhạc, Chuyến xe lam chiều, Lưu Bình Dương Lễ, Lòng dạ đàn bà, Em bé đánh giày, Trái sầu riêng (với Mỹ Châu), Đời mưa gió, Ni cô và Kiếm sĩ (với Diệu Hiền), Người điên yêu trăng, Khóc cười, Hai bản đàn xuân (của Quy Sắc)….
Năm 1963, đoàn Kim Chung 2 được thành lập, Minh Cảnh chuyển sang đoàn 2 và nổi danh qua các vở: Manh áo quê nghèo, Bên cầu vọng thê, Lưỡi kiếm thần, Lời thơ trên tuyết, Bức hoạ da người, Bẻ kiếm bên trời, Hận đầu xanh, Bích Vân Cung kỳ án, Trinh nữ lầu xanh…
Nghệ sĩ Minh Cảnh cũng đã được mời đi biểu diễn ở nhiều nước trên Thế Giới. Ông luôn tâm huyết với nghề, được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao và công chúng ghi nhận, một Minh Cảnh tài năng trên sân khấu.
3. Minh Cảnh – Mỹ Châu: Danh ca không chọn tuổi
Khi nói về Tiểu sử giọng ca Minh Cảnh thì không thể không nhắc NSUT Mỹ Châu. Khán giả mộ điệu cải lương yêu quý cặp đôi này bởi chất giọng đặc biệt làm nên tên tuổi hai danh ca thuộc hàng quý hiếm của sân khấu cải lương. Ông nổi tiếng từ năm 16 tuổi, còn bà thì 15 tuổi đã được khán giả khen ngợi khi đóng cặp với ông.
Trong cuộc hội ngộ với một số nghệ sĩ đồng nghiệp đoàn cải lương Kim Chung, ông đã nhắc đến NSƯT Mỹ Châu: Báo chí thời đó ca ngợi về hiện tượng Minh Cảnh – Mỹ Châu. Tôi vui lắm vì NS Mỹ Châu nhanh chóng tiếp thu những lời chỉ dạy của tôi, nhất là cách ca ngâm theo giọng Huế rồi bắt vô câu vọng cổ, Mỹ Châu đã thể hiện rất độc đáo, khiến tôi ưng ý trên cả tuyệt vời khi nghe lại những ấn phẩm của em sau khi rời phòng thu.
Hồi đó tôi “ngắm giò, ngắm cẳng” những đứa em được các chủ hãng đĩa gửi gắm. Không phải ai tôi cũng hết lòng vì có em không đủ khả năng tôi đã khuyên nên chuyển hướng, cụ thể nhất là Lê Vũ Cầu, mê làm kép lắm, tôi khuyên nên chuyển sang hát hài hoặc kép độc và Lê Vũ Cầu từ cải lương sang kịch đã thành danh. Còn với Mỹ Châu, từ một đào ba và trước đó chỉ ca ngâm trong hậu trường đoàn chị Út Bạch Lan, mà nhảy vọt lên làm đào chánh, biết cách sáng tạo, đem cái mới mẻ vào bài vọng cổ”.
Trên thực tế, khán thính giả thích cặp đôi Minh Phụng – Mỹ Châu hoặc có thời gian Minh Vương – Mỹ Châu, nhưng ở quá khứ của những ngày đầu bước vào nghề hát thì với NS Minh Cảnh, bậc thầy của trường phái ca hơi dài chắc nhịp, rõ từng chữ, ông đã dìu dắt, chở che để đưa cô đào ba Mỹ Châu lên hàng thượng đỉnh.
Nhắc lại mối duyên với NS Minh Cảnh, NSƯT Mỹ Châu đã từng nói đến những bài học đáng giá trong đời nghệ thuật.
“Nếu không về đoàn Kim Chung, nếu không có ngôi sao Minh Cảnh – người gặp Mỹ Châu như một mối lương duyên nghề nghiệp vô cùng đặc biệt, thì chắc khó lòng có được một Mỹ Châu vững vàng tài năng sau này” – bà tâm sự.
Quả nhiên, theo lời NS Minh Cảnh kể, hồi đó dù đang làm kép chảnh nhưng ông vẫn chấp nhận đóng vai kép nhì để nâng đỡ NS Mỹ Châu đang đóng vai đào nhì. “Năm 1965, NS Mỹ Châu về đoàn Kim Chung 1, diễn chung sân khấu với các nghệ sĩ: Hùng Cường, Kim Nguyên, Kim Chung, Bích Hợp…Tất nhiên là phải đóng vai đào con. Đến nửa năm sau ông bầu Long điều NS Mỹ Châu về đoàn Kim Chung 2.
Khi đó soạn giả Vân An – cha của NS Vân Hà, đã sáng tác vở tuồng “Trinh nữ lầu xanh”, để Diệu Hiền đóng vai chánh, tức là vai Mai Trinh, còn Mỹ Châu đóng vai cô em gái tên Mai Thảo. Tôi đang làm kép chánh, nhưng để nâng đỡ đàn em, tôi chấp nhận đóng vai kép nhì để diễn cặp với Mỹ Châu, còn Diệu Hiền thì diễn cặp với Út Hậu”- ông kể lại và ngâm mấy câu thơ mà ông đã hướng dẫn Mỹ Châu ca theo giọng Huế, để dắt vào vọng cổ do ông ca, khiến khán giả thời đó vỗ tay cổ vũ rần rần mỗi khi vở tuồng này biểu diễn: “Về đi anh hãy về đi mà xây dựng một cuộc đời thanh cao. Đừng thương đừng nhớ đừng chờ một cô gái đã vô tâm sang đò” – lời của nhân vật Mai Thảo nói với nhân vật Trọng Nghĩa do Minh Cảnh đóng.
Riêng NSƯT Mỹ Châu, bà nói anh hai Minh Cảnh thời đó nổi tiếng như cồn nhưng vẫn chịu đóng cặp với bà, còn chỉ dạy từng ly từng tí cho bà học được cách ca vô tư trong sáng, đừng để bụng những điều thấp hèn mà chỉ tập trung vào nghề nghiệp. “Anh hai dạy tôi về cách đối nhân xử thế, đạo đức của người nghệ sĩ trong cách đi tập đúng hẹn giờ giấc, nói cho đúng lời, đâu ra đó trong lễ phép chừng mực. Tôi may mắn có được sự chỉ bảo của anh hai Minh Cảnh để bước chân tự tin vào nghề hát” – NSƯT Mỹ Châu nhắc lại.
Với NSND Ngọc Giàu, bà nhận định thời đó băng đĩa của hai danh ca này bán chạy như tôm tươi, vì NS Minh Cảnh và Mỹ Châu có hai phong cách lạ trong cách thể nghiệm kiểu ca mới, để bài vọng cổ trở nên phong phú. Giọng ca của anh Minh Cảnh lả lướt, lạng lách. Giọng ca của Mỹ Châu trầm ấm, buồn man mác. “Một giọng trầm, đi với một giọng bổng đủ sức ru hồn khán giả. Cải lương thời đó ai sở hữu được giọng ca, được chủ hãng đĩa, bầu gánh nâng đỡ, thì coi như cầm chắc trong tay sự giàu có và quyền lực”- cô “Bảy cán vá” Ngọc Giàu trong tuyệt phẩm “Đời cô Lựu” kể.
Soạn giả Nguyễn Phương nhắc lại, trên sân khấu của đoàn Kim Chung, NS Minh Cảnh còn biểu diễn nhiều màn đu bay ngoạn mục. Anh làm cho khán giả thấy thú vị mỗi khi đến xem các vở tuồng kiếm hiệp. Còn NS Mỹ Châu với gương mặt lạnh lùng, ánh mắt buồn thương, giọng thoại và ca trầm hơn mức bình thường, đã thu hút người xem đến rạp mỗi suất diễn có cả hai cùng ca diễn”.
Tuy vậy, những ký ức về NS Minh Cảnh và Mỹ Châu rất ít bởi thời gian cả hai ca diễn chung rất ngắn, sau đó Mỹ Châu đóng cặp với Minh Phụng, rồi Minh Vương, tạo những cơn sóng hâm mộ. Nhưng phải khẳng định một điều, cả hai nghệ sĩ là danh ca xuất chúng. Cả hai không chọn tuổi để nổi tiếng, đều bất ngờ đến với nghề hát rồi tỏa sáng trong lòng công chúng nhờ vào giọng ca. Hàng trăm bài tân cổ giao duyên, vọng cổ được cả hai thu âm, giờ đã trở thành gia tài quý giá đối với những khán thính giả yêu quý nghệ thuật cải lương.
Sau 2 năm bị bạo bệnh, nghệ sĩ Minh Cảnh đã trở lại sân khấu tại Mỹ để phục vụ khán giả kiều bào. Trước đó, ông gần như nằm dưỡng bệnh, chưa biết ngày nào sẽ quay lại sàn diễn trong sự lo lắng, thương mến của số đông khán giả và một người em kính trọng ông, đó là NSƯT Mỹ Châu.
Ông sang Mỹ định cư cách đây 13 năm nhưng mãi đến năm 2015, ông và NSƯT Mỹ Châu mới hội ngộ nhau khi bà từ thành phố Atlanta bay đến Houston của tiểu bang Texas – Mỹ để thăm ông.
NSƯT Mỹ Châu cho biết được gặp lại nghệ sĩ Minh Cảnh sau 2 năm ông vượt qua cơn bạo bệnh là niềm hạnh phúc rất lớn đối với bà.
NSƯT Mỹ Châu nhớ lúc đến thăm danh ca Minh Cảnh vào năm 2015, bà đã không dám kể chuyện buồn. Nhưng trong chuyến đi này, NSƯT Mỹ Châu và NS Minh Cảnh đã nhắc nhiều đến chuyện cố NS Đức Minh – chồng bà.
Theo NSƯT Mỹ Châu, nhờ vợ NS Minh Cảnh không chịu đầu hàng số phận nên người anh và cũng là người thầy của bà còn có cơ hội đi diễn, gặp gỡ người thân như hiện nay. NS Minh Cảnh từng lâm bịnh nặng, bệnh viện đã từ chối nhưng vợ ông vẫn đưa chồng sang bệnh viện khác, nhờ bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán lại và phẫu thuật tim. Nhờ thế, nam NS này sống khỏe mạnh đến nay.
Riêng NS Minh Cảnh, khi nói về NSƯT Mỹ Châu, ông tâm sự rằng dù trải qua biết bao thăng trầm của nghề hát, ca diễn với nhiều người nhưng cô đào thân thương nhất, tạo nên làn sóng hâm mộ nhiều nhất dành cho ông chính là NSƯT Mỹ Châu.
NSƯT Mỹ Châu được mệnh danh là ngôi sao của thế hệ vàng sân khấu cải lương. Bà nổi tiếng có giọng nữ trầm đặc biệt và sở trường đặc biệt là ca dây kép. Nhờ vậy, mà tên của bà đã được dùng đặt tên cho một dây đàn cổ gọi là “dây Mỹ Châu” do nhạc sĩ Hoàng Thành sáng chế.
Còn NS Minh Cảnh được ông Hai Sĩ dạy ca vọng cổ năm 1959. Sau đó, ông được nghệ sĩ vĩ cầm Văn Được hướng dẫn ca tài tử ở Đài Phát Thanh Sài Gòn.
Năm 1960, ông được nghệ sĩ Văn Được và nhạc sĩ đàn cò Ngọc Sáu giới thiệu với bầu Long để theo nghề diễn viên trên sân khấu đoàn Kim Chung. Trong thời gian này ông được nhạc sĩ Bảy Trạch dạy thêm nhiều làn điệu, rồi được lên sân khấu biểu diễn trong các vở: “Người nghệ sĩ mù đất Hà Tiên”, “Phù Kiều trường hận”, “Tiếng cười Bao Tự”, “Tuyết phủ chiều đông”, “Chiều thu sầu ly biệt”…
Năm 1961, nghệ sĩ Minh Cảnh nổi danh với bài vọng cổ “Tu là cội phúc” của soạn giả NSND Viễn Châu và bắt đầu được mời thu đĩa ở hãng Asia, các làn điệu vọng cổ của soạn giả Viễn Châu như: “Võ Đông Sơ”, “Lương Sơn Bá”, “Mưa trên phố Huế”, “Sầu vương ý nhạc”, “Chuyến xe lam chiều”, “Lưu Bình Dương Lễ”, “Lòng dạ đàn bà”, “Em bé đánh giày”, “Trái sầu riêng” (ca với NSƯT Mỹ Châu), “Đời mưa gió”, “Ni cô và Kiếm sĩ” (ca với NSƯT Diệu Hiền), “Người điên yêu trăng”, “Khóc cười”, “Hai bản đàn xuân” (của soạn giả Quy Sắc)….
Năm 1963, đoàn Kim Chung 2 được thành lập, ông chuyển sang đoàn 2 và nổi danh qua các vở: “Manh áo quê nghèo”, “Bên cầu vọng thê”, “Lưỡi kiếm thần”, “Lời thơ trên tuyết”, “Bức hoạ da người”, “Bẻ kiếm bên trời”, “Hận đầu xanh”, “Bích Vân Cung kỳ án”, “Trinh nữ lầu xanh”…
4. Các bài tân cổ giao duyên của giọng ca Minh Cảnh
Chuyến xe lam chiều
Cô lái đò (Minh Cảnh – Phượng Liên)
Duyên quê (Minh Cảnh – Lệ Thủy)
Đám cưới trên đường quê (Minh Cảnh – Thanh Kim Huệ)
Đêm tàn bến Ngự (Minh Cảnh – Mỹ Châu)
Đoạn cuối tình yêu (Minh Cảnh – Mỹ Châu)
Đứa con đất nước
Em bé đánh giày (Sáng tác: Thu An) (Minh Cảnh – Lệ Thủy)
Gõ cửa (Minh Cảnh – Phượng Liên)
Hoa đào trước gió
Lương Sơn Bá
Lưu Bình Dương Lễ (Minh Cảnh – Chí Tâm – Lệ Quyên)
Mưa trên phố Huế (Minh Cảnh – Lệ Thủy)
Người điên yêu trăng
Qua bến đò xưa (Minh Cảnh – Thanh Kim Huệ)
Quán nửa khuya (Sáng tác: Yên Lang)
Rước tình về với quê hương (Tân nhạc: Hoàng Thi Thơ; cổ nhạc: Loan Thảo) – Thanh Kim Huệ
Sầu vương ý nhạc
Tàu đêm năm cũ – Phượng Liên
Tô Võ chăn dê
Tình anh bán chiếu (Tác giả: Viễn Châu)
Trái gùi Bến Cát
Trăng sáng vườn chè – Lệ Thủy
Trống loạn Thăng Long thành
Tu là cội phúc (Tác giả: Viễn Châu)
Võ Đông Sơ (Sáng tác: Viễn Châu)
5. Một vài hình ảnh của giọng ca cải lương Minh Cảnh
Hy vọng với những thông tin về tiểu sử giọng ca Minh Cảnh, mà Thế Giới Nghệ Sĩ giới thiệu ở bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Danh Ca này nhé! Ngoài ra, còn rất nhiều tiểu sử của nghệ sĩ cải lượng khác, các bạn có thể theo dõi tại profilenghesi.com. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!